DIỄN ĐÀN KẾ TOÁN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Bàn về tinh thần tự học của HSSV Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
kt4ab

kt4ab



Bàn về tinh thần tự học của HSSV Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Bàn về tinh thần tự học của HSSV Việt Nam   Bàn về tinh thần tự học của HSSV Việt Nam Icon_minitimeTue Dec 06, 2011 3:06 pm

[THẢO LUẬN] Bàn về tinh thần tự học của HSSV Việt Nam

Chưa bao giờ trong lịch sử, nên giáo dục của Việt Nam xuống cấp trầm trọng như hiện nay. Một hệ thống mấy trăm đại học, cao đẳng, với chất lượng rất thấp, bên cạnh một hệ thống dạy nghề què quặt, trên nền một hệ thống giáo dục phổ thông cũ kỹ, lạc hậu, hơn hai thập kỷ nay vẫn loay hoay triền miên với những thí nghiệm tốn kém không hiệu quả.

Những con số “đáng sợ” sau là minh chứng cho những bất cập của Giáo dục Đào tạo Việt Nam:
Hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng học của mình.
Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học;
Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu;
Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập.

Vậy mà nhà nước ta vẫn tự hào rằng dân số Việt Nam hơn 95% biết chữ, chúng ta phổ cập giáo dục tiểu học, mọi trẻ em đều được đền trường. Họ đâu biết rằng hay cố làm ngơ trước thực tế phần lớn trường học không làm được gì ngoài việc thủ tiêu tinh thần ham học, ham hiểu biết, tìm tòi của học sinh.

Phần lớn học sinh đi học không còn vì sự thích thú muốn tìm hiểu cái mới nữa, chúng đi học chỉ để được gặp gỡ bạn bè, hoặc bị cha mẹ ép buộc. Chương trình học, sách giáo khoa quá nặng nề, phần lớn đều là lý thuyết, cứng nhắc, thậm chí là gò bó, ép buộc và dối trá. Trong môn Ngữ Văn cấp 3, học sinh được học về cái hay của những bài văn qua miệng của cô giáo, học sinh buộc phải công nhận nó hay trong bài kiểm tra, cần phải chỉ ra đúng những điểm hay cô giáo đã chỉ mặc dù có đọc cả trăm lần đi nữa chúng vẫn chẳng thấy có tí cảm xúc hay tí sự hay nào. Học sinh được học văn như những con vẹt chăm chỉ lặp lại lời kẻ nuôi, không chút sáng tạo, còn buộc phải làm khác với những gì mình nghĩ nếu muốn có điểm. Và trên hết những đứa trẻ đó không có niềm vui trong việc học của mình, chúng không còn khát khao tìm kiếm cái mới nữa, bởi chúng được dạy chỉ để lặp lại những thứ mà chúng đã chán ngán. Nhưng chưa hết, đáng buồn hơn nữa, những thứ chán ngán đó lại chẳng giúp ích tí gì trong cuộc sống của chúng. Chúng học văn từ lớp 2 lên lớp 12, mà chẳng thể cảm nhận được cái đẹp của một bài văn. Chúng học toán lý hóa, chẳng làm gì ngoài việc đi thi một kì thi duy nhất.

Hẳn có những kẻ ngụy biên rằng chương trình học phổ thông có mục đích chính là rèn luyện tư duy. Nhưng cái mục đích đó có lẽ đã thất bại thảm hại ở nước ta, sau ba năm học cấp 3 ở một trường giỏi của cả nước, tôi nhận thấy có một bộ phận học sinh ở đây hầu như không tư duy gì trong việc học của mình. Rất nhiều cuộc tranh luận với câu cãi ngô nghê: “Mày làm sai rồi, thầy tao dạy làm như thế này mới đúng!”. Chúng không còn cái tôi nữa, không còn chính kiến, không còn sự tự tư duy, chúng làm được bài chỉ nhờ gặp đúng dạng đã học thuộc dạng bài và copy y hệt, nếu khéo léo sửa một vài chỗ nhỏ thì các bạn đó đều bó tay. Đó là ở trường giỏi của toàn quốc, vậy còn những trường khác, còn mặt bằng chung của cả nước thì sao đây. Vậy dẫu vẫn biết nền giáo dục này đã nát tươm rồi những sửa thì vẫn phải sửa, nên trước hết cần phải hướng cho giới trẻ, tức các em học sinh hiện nay biết làm thế nào cho việc học trở nên thú vị và có ích.

Vậy làm thế nào để việc học thú vị và có ích hơn. Việc này khó không? Khó! Nhưng may thay nó lại ít liên quan đến những thứ người khác muốn dạy cho ta mà là những thứ ta muốn tự học, tự tìm tòi. Tự học tức là tự chủ động, tự hành động trong việc học. Nếu từ việc bị dạy các bạn chuyển sang tự học thì đó sẽ là một quyết định lớn lao trong cuộc đời bạn, nó mở ra vô vàn những điều vui thích và tốt đẹp. Ở đây tôi không muốn đưa ra những tâm gương về tự học. Tôi chỉ muốn nói rõ tại sao tôi cho rằng tự học, tự chủ động trong việc họ lại đem lại ích lợi và cả sự thích thú.

Ta bắt đầu tự học, thứ đầu tiên ta nhận được sẽ là sự tự do, chúng ta thoát khỏi sự gò bó, ép buộc của môi trường giáo dục hiện nay và tìm cho mình một khu vực mới, một địa hạt rộng mở mà nơi đó không có ai đủ sức trói buộc chúng ta nữa. Chúng ta thỏa sức tìm tòi, học hỏi thể hiện chính kiến, nhận định của mình từ đó ta thấy được sự thích thú ẩn dấu trong từng tri thức mới. Và hơn cả thế, mỗi tri thức đều có tính ứng dụng mạnh mẽ đều phản ánh thực tế linh hoạt của cuộc sống. Kinh tế học không còn là những số liệu bảng phân tích khô khan nữa mà đã nói lên sự hoạt động và phản ứng của con người trước môi trường xã hội, triết học không còn là những thứ trừu tượng xa xôi nữa mà chính là cách chúng ta tìm câu trả lời cho những câu hỏi thuở ấu thơ.

Ứng dụng được tức đã hiểu sâu sắc, tự học giúp chúng ta điều đó và một khi ta hiểu sâu sắc hơn thì nhận thức cũng như con người của chúng ta sẽ đi lên một bước. Đó cũng là mục đích của sự tự học.

Tất cả những ý tôi nêu trên đều chỉ có một mong muốn đó là mong mọi người xem xét lại việc học của mình mà lấy việc tự học trở lại trung tâm trong sự học của mỗi người.

Thời gian gần đây, có một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với tên Zag Village. Đây là một tổ chức tự học với nền tảng cốt lõi mạnh mẽ “ Yêu thương – chân thành – tự học – sáng tạo”. Vậy tổ chức tự học này đem lại cho bạn lợi ích gì? Và tại sao tôi lại giới thiệu nó tại đây?
Đầu tiên một giá trị cốt lõi của tổ chức là đề cao sự tự học là sự học vĩ đại nhất như đã trình bày ở trên. Các thành viên tham gia tổ chức đều được giúp đỡ trong quá trình tự học của mình. Chúng tôi khuyến khích thành viên viết những bài viết về đề tài mình tâm đắc và chia sẽ cho mọi người . Những bài viết này còn được đánh giá và lấy điểm cộng cho từng thành viên, đủ số điểm cộng thành viên sẽ nhận được một phần quà từ ban điều hành. Hơn thế, Zag Village sẽ nổ lực tổ chức các buổi gặp gỡ với những bác những chú là các chuyên gia trong những lĩnh vực khác nhau với mức phí thấp nhất có thể, để các bạn được giao lưu với những con người có tầm, có kiến thức và có cái tâm với đất nước, càng mong hơn nữa là trong những buổi gặp gỡ bạn nhận được một điều gì đó định hướng cho quá trình tự học của mình hay một quyết tâm vươn lên, để giúp đỡ cho đất nước.
[center]
Về Đầu Trang Go down
 
Bàn về tinh thần tự học của HSSV Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thuật ngữ kế toán Anh-Việt
» Happy Brithday Việt Tiến 15/07
» Thơ tình kế toán
» Thơ tình kế toán 2
» Hệ Thống Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN KẾ TOÁN  :: GIA ĐÌNH ASKT4AB :: ĐỌC VÀ CÙNG SUY NGHĨ-
Chuyển đến