DIỄN ĐÀN KẾ TOÁN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Đề cương môn PLDC

Go down 
Tác giảThông điệp
chitinh

chitinh



Đề cương môn PLDC Empty
Bài gửiTiêu đề: Đề cương môn PLDC   Đề cương môn PLDC Icon_minitimeMon Aug 22, 2011 1:28 pm

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề cương môn PLDC 100513
1. Hãy trình bày quyền sở hữu tài sản của vợ chồng?
 Trả lời:
* Tài sản chung:
- Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh, những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất:
+ Trong TH tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà PL quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả 2 vợ chồng.
+ Trong TH không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
+ Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
+ Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chugn để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc thỏa thuận (khoản 1 điều 29 Luật HNGĐ)
* Tài sản riêng:
- Vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng gồm: tài sản mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, tài sản được cho riêng, cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 điều 29 – 30 của Luật HNGĐ.
- Vợ chồng có quyền nhập tài sản hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng được quy định như sau:
+ Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Trong TH tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt đó phải được thỏa thuận của cả vợ chồng.
+ Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng. Trong TH vợ chồng không thể quản lý tài sản riêng & cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
+ Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
+ Tài sản riêng củ vợ chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong TH tài sản chung không đủ để đáp ứng.

2. Hãy nhận định di chúc sau đây có hợp pháp không? Tại sao?
Ông A lập di chúc: “ Sau khi tôi chết, tài sản giao cho anh B được toàn quyền sử dụng ngôi nhà của tôi.”

3. Hãy chứng minh: “Trong XH cộng sản nguyên thủy, chưa có Nhà nước & Pháp luật mà trật tự XH vẫn được duy trì.”
 Trả lời:
- Thị tộc là hình thức cộng đồng XH đầu tiên trong LS loài người bao gồm: tập hợp 1 số người cùng chung huyết thống & có ràng buộc về qhsx. Thị tộc tuân theo chế độ mẫu hệ, ở chế độ người PN giữ vai trò chủ đạo trong sx.
- Do trình độ ph.triển của llsx thấp kém & công cụ lđ thô sơ nên không thể sống riêng biệt mà phải dựa vào nhau, cùng chung sống, cùng lđ, cùng hưởng thụ những thành quả lđ chung.
- Để công việc thị tộc tiến hành 1 cách trôi chảy tức là để tổ chức và quản lý thị tộc, đã xuất hiện tổ chức Hội đồng thị tộc – là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, trong đó mọi người lớn tuổi không phân biệt đàn ông, đàn bà đều là thành viên của HĐTT  có quyền quyết định tất cả vấn đề quan trọng  thể hiện ý chí chung của tất cả mọi người và có tính bắt buộc chung của tất cả mọi người.
- Người đứng đầu – thủ lĩnh quân sự, tù trưởng  quản lý các công việc chung của thị tộc. Quyền lực của họ không hoàn toàn dựa vào bộ máy cưỡng chế đặc biệt mà dựa vào tập thể cộng đồng trên cơ sở uy tín của cá nhân, sự tín nhiệm & ủng hộ của các thành viên.
- Tín ngưỡng tôn giáo: các vị thần (thần rừng, thần núi, thần sông, thần mặt trời …)

4. Hãy trình bày 1 số trường hợp loại trừ tính nguy hiểm cho XH của hành vi?
 Trả lời:
- TH bất khả kháng
- Tình thế cấp thiết: là tình thế của người vì muốn tránh 1 nguy cơ đang đe dọa lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là gây 1 thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại này không phải là tội phạm. Trong TH gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự (điều 16 BLHS)
- Sự kiện bất ngờ: người thực hiện hành vi gây nguy hại cho XH do sự kiện bất ngờ, tức là trong TH không thể thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hs (điều 11 BLHS)
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hs: là TH người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH trong khi đang mắc bệnh tâm thần hay 1 số bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hs. Đối vối người này phải áp dụng biệp pháp bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi người đó phải chịu trách nhiệm hs (điều 13 BLHS)
- Phòng vệ chính đáng: là hành vi của người bv lợi ích chính đáng của mình or của người khác mà chống trả 1 cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên  không là tội phạm. Vượt qua mức phòng vệ chính đáng thì bị truy tố trách nhiệm hs (điều 16 BLHS)

5. Hãy trình bày 3 cấp độ thành tố trong hệ thống các ngành luật. Cho ví dụ để phân biệt 3 bộ phận giả định, quy định, chế tài của quy phạm pháp luật hình sự.
 Trả lời:
- Quy phạm PL là quy tắc xử sự trong các TH cụ thể do NN quy định, có tính bắt buộc chung và được thực hiện bằng sự cưỡng chế. Gồm 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài.
+ Giả định: nêu lên những đk, hoàn cảnh, những tình huống cụ thể có thể xảy ra trong thực tế cs mà con người phải và cần phải xử sự theo quy định của PL. Vd: điều 102 – 103 BLHS
+ Quy định: nêu lên các quy tắc xử sự, quy định mô hình của hành vi khi các chủ thể ở vào đk, hoàn cảnh, tình huống cụ thể đã nêu trong phần giả định của quy phạm PL thì phải thực hiện. Vd: “Phải cấp cứu người khác”  quy định  quy định ẩn
+ Chế tài: nêu lên những biện pháp tác động của NN nếu chủ thể khi ở trong những đk, hoàn cảnh, tình huống đã nêu trong phần giả định. Vd: “ Bị phạt cảnh cáo…”
- Chế định PL: là 1 tập hợp gồm 1 số quy phạm PL, điều chỉnh 1 nhóm qhxh có tính chất, đặc điểm chung giống nhau và liên hệ mật thiết với nhau.
Vd: Quyền sở hữu, thừa kế, hợp đồng dân sự… là những chế định trong Luật dân sự. Trọng tài thương mại … là những chế định của Luật kinh tế.
- Ngành luật: là tổng hợp các chế định PL để điều chỉnh các nhóm qhxh cùng tính chất trong 1 lĩnh vực nhất định trong đsxh. Đối tương điều chỉnh và phương pháp là 2 yếu tố để phân biệt những ngành luật khác nhau, trong đó đối tượng điều chỉnh giữ vai trò chủ đạo. Vd: điều 102 – 103 BLHS
* Điều 102: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có đk cứu giúp mà không cứu giúp, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ - 2 năm or bị phạt tù 3 tháng – 2 năm
* Điều 103: người nào đe dọa, giết người nếu có căn cứ làm cho người khác lo sợ rằng việc đe dọa sẽ thực hiện thì bị phạt cải tạo không giam giữ - 2 năm or bị phạt tù 3 tháng – 2 năm.

6. Hãy chứng minh: “Nhà nước xuất hiện 1 cách khách quan là sản phẩm của 1 XH đã phát triển đến 1 giai đoạn nhất định”
 Trả lời:
- Công cụ cải tiến, con người phát triển về thể lực, trí lực, có kinh nghiệm …  lần đầu tiên trong XH thị tộc có sự phân công lđ xh lớn, đó là nghề chăn nuôi dần dần trở thành ngành kinh tế độc lập & tách ra ngành trồng trọt.
 Chế độ tư hữu xuất hiện: phân chia giàu – nghèo, thay đổi chế độ hôn nhân 1 vợ - 1 chồng thay cho chế độ quần hôn  gđ cá thể ra đời.
- Sự phát triển mạnh mẽ của chăn nuôi, trồng trọt, thủ công nghiệp ra đời & phát triển  sự phân công lđ lần thứ 2: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
 Phân hóa nhanh XH giàu >< nghèo, chủ nô >< nô lệ gay gắt, mâu thuẫn giai cấp tăng
- Sự ra đời của sx hàng hóa làm cho thương nghiệp phát triển  phân công lđ lần thứ 3
 làm đảo lộn đs thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực  NN ra đời

7. Hãy trình bày chủ thể của QHPL & khách thể của QHPL.
 Trả lời:
* Chủ thể:
- Quyền: là cách xử sự mà PL cho phép chủ thể của qh đó tiến hành. Đặc điểm:
+ Khả năng của chủ thể được tiến hành xử sự theo cách thức nhất định mà PL quy định.
+ Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấp dứt hành vi cản trở mình thực hiện quyền, nghĩa vụ hoặc yêu cầu các chủ thể khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ khi nghĩa vụ đó ảnh hưởng đến chủ thể có quyền.
+ Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan NN có thẩm quyền bv lợi ích phát sinh từ quyền của mình.
- Nghĩa vụ: là cách xử sự bắt buộc mà các chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng thực hiện quyền của chủ thể khác. Đặc điểm:
+ Phải tiến hành 1 số hành vi nhất định
+ Phải kiềm chế không thực hiện 1 số hành vi nhất định
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng
* Khách thể:
- Là cái mà bên tham gia qh hướng tới để tác động, là những lợi ích mà các chủ thể trong qh PL hướng tới.
- Có thể là những lợi ích vật chất, tinh thần, những lợi ích xh khác or những quyền bầu cử, ứng cử…

8. “Tôi lập di chúc này cho anh B được toàn quyền đối với ngôi nhà của tôi tại số 2, đường số 2, phường 3, quận 10, TPHCM, nhưng không được bán” Di chúc trên có hợp pháp không? Tại sao?
Surprised
Về Đầu Trang Go down
 
Đề cương môn PLDC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đề Cương Tài Chính Doanh Nghiệp 2
» Bảng điểm môn pháp luật đại cương
» [Valentine Song] Ngày hạnh phúc - Bằng Cường

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN KẾ TOÁN  :: TÀI LIỆU - GIÁO TRÌNH :: NHỮNG MÔN ĐẠI CƯƠNG ĐẠI CƯƠNG-
Chuyển đến