DIỄN ĐÀN KẾ TOÁN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CHUYÊN ĐỀ ( Lớp Bồi dưỡng kết nạp Đảng ): HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Go down 
Tác giảThông điệp
chitinh

chitinh



CHUYÊN ĐỀ ( Lớp Bồi dưỡng kết nạp Đảng ): HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH  Empty
Bài gửiTiêu đề: CHUYÊN ĐỀ ( Lớp Bồi dưỡng kết nạp Đảng ): HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH    CHUYÊN ĐỀ ( Lớp Bồi dưỡng kết nạp Đảng ): HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH  Icon_minitimeSun Mar 27, 2011 7:46 pm

CHUYÊN ĐỀ
( Lớp Bồi dưỡng kết nạp Đảng )

Bài 14:
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH


I- Sự cần thiết hoc tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức HCM trong giai đoạn hiện nay.
1. Đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống XH
1.1-Những vấn đề chung về đao đức
- Khái niệm: Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được XH thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và toàn XH. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh dư luận XH.
- Cấu trúc: Đạo đức XH bao gồm Ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.
+ Ý thức đạo đức: là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt xấu, hạnh phúc, công bằng…và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi, ứng xử của cá nhân với XH, giữa cá nhân với cá nhân.
+ Hành vi đạo đức: là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiễn của ý thức đạo đức mà con người đã nhân thức và lựa chọn. Đó là sự ứng xử trong các mối quan hệ giữa cá nhân, với tự nhiên, với đồ vật, với XH và với chính mình.
+ Quan hệ đạo đức: là hệ thống những mối quan hệ giữa người với người trong XH xét về mặt đạo đức. Nó thể hiện dưới các phạm trù như bổn phận, lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi…giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng và XH.
- Đặc điểm:
+ Đạo đức là một phạm trù lịch sử, thuộc kiến trúc thượng tầng chịu sự quy định bởi cơ sở hạ tầng.
+ Đạo đức mang tính giai cấp và thường tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân.
Cơ sở hạ tầng là tòan bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một XH nhất định ( QHSX thống trị, QHSX tàn dư của chế độ cũ và QHSX mầm móng của XH tương lai
Kiến trúc thượng tầng là tòan bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…cùng với những thiết chế XH tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đòan thể XH…. Được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất địn
1.2- Vai trò của đạo đức
- Đạo đức với những chuẩn mực đúng đắn, là một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần XH.
- Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị XH, qua đó thúc đẩy sự phát triển của KT – XH
- Sự khủng hoảng, sự lệch chuẩn, loạn chuẩn của đạo đức là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng chính trị, kinh tế, XH.
2. Chức năng của đạo đức trong đời sống XH.
2.1- Chức năng giáo dục:
Thể hiện ở việc mỗi cá nhân tự giáo dục và được người khác giáo dục.
2.2- Chức năng điều chỉnh
- Tự điều chỉnh: mỗi cá nhân sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng.
- Điều chỉnh thông qua các công cụ như pháp luật và các quy định khác như nội quy, điều lệ, quy chế…
- Điều chỉnh hành vi đạo đức thông qua việc quan sát, học tập hành vi đạo đức của người khác.
2.3- Chức năng phản ánh
Thông qua ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức XH có thể đánh giá được XH đó như thế nào, có tốt đẹp, có tương lai hay không
3- Sự suy thoái đạo đức, lối sống trong XH hiện nay:
Đánh giá về sự suy thoái đạo đức, lối sống trong XH hiện nay, NQ Đại hội X của Đảng có nhận định “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống; tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ CBĐV diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chưa được đẩy lùi, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng. Đó là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.”
Sự suy thoái biểu hiện ở các dạng sau:
Một là: Chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi,…
Hai là: Nạn tham nhũng, đưa và nhân hối lộ,…
Ba là: Tệ quan liêu, xa dân,…
Bốn là: Lối sống thiếu trung thực, cơ hội, …
Năm là: Lời nói không đi đôi với việc làm,…
Sáu là: Suy thoái về đao đức trong quan hệ gi, đình và quan hệ giữa cá nhân với XH.
Bảy là: Đạo đức nghề nghiệp sa sút
4- Nguyên nhân:
4.1- Nguyên nhân khách quan
- Mặt trái của kinh tế thị trường, với những ảnh hưởng tiêu cực của nó đã kích thích chủ nghĩa cá nhân cực đoan, thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất, bất chấp kỷ cương, đạo lý.
- Những mặt tiêu cực của văn hóa lối sống tư sản, sự tấn công của CN đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa (đĩa, mạng ).
- Sự tồn tại của tàn dư đạo đức phong kiến, thực dân như hành vi gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, cục bộ địa phương.
4.2- Nguyên nhân chủ quan: (Đây là nguyên nhân chủ yếu)
- Chúng ta chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò và nền tảng của đạo đức trong ổn định và phat triển KT – XHChưa lường hết và chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự tác động của mặt trái kinh tế thì trường đến đạo đức XH.
- Chưa coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống.
- Trong công tác cán bộ chưa coi trọng, xem xét chặt chẽ các tiêu chuẩn đạo đức.
- Sinh hoạt tự phê bình và phê bình còn bị xem nhẹ.
- Một bộ phận CBĐV chưa làm gương về đạo đức, lối sống.
- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
5- Tác hại của sự suy thoái đạo đức, lối sống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:
- Làm giảm sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong XH, tác động đến sự ổn định và phát triển bền vững của XH.
- Phá hoại hạnh phúc gia đình, suy giảm nguồn nhân lực, dẫn đến hậu quả rất lớn về kinh tế do không phát huy được nguồn lực con người.
- Làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Đó là nguy cơ lớn, liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.

II/- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
1. Những nội dung chủ yếu của tư tưởng đạo đức HCM
Quan điểm của HCM về vị trí của đạo đức trong đời sống XH
HCM khẳng định: đạo đức là gốc của con người CM. Người CM phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Với yêu cầu đó, HCM nêu ra 5 điểm đạo đức mà người Đảng viên phải giữ gìn cho đúng. Đó là:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.

Quan điểm HCM về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam:
Một là: Trung với nước, hiếu với dân.
Hai là: Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình
Ba là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công – vô tư.
+ Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong công tác.
+ Liêm, chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành công vụ.
+ Chí công – vô tư là chuẩn mực của người lãnh đạo, người giữ cán cân công lý, không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật.
+ Cần, kiệm, liêm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công – vô tư. Cần kiệm kiêm chính sẽ dẫn đến chí công – vô tư và ngược lại.
Bốn là: Tinh thần quốc tế trong sáng
2- Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới:
Một là: Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Hai là: Xây đi đôi với chống:
+ Xây tác phong quần chúng – Chống quan liêu cửa quyền.
+ Xây tinh thần trách nhiệm – Chống tham ô, nhũng nhiễu
+ Xây ý thức cần, kiệm – Chống lãng phí, xa hoa.
Ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Về tấm gương đạo đức HCM:
Một là: Đạo đức HCM là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại.
Hai là: Đạo đức HCM là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Ba là: Đạo đức HCM là tấm gương của ý chí và nghị lực, tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng.
Bốn là: Đạo đức HCM là tấm gương của một con người nhân hậu, vị tha, khoan dung, hết mực vì con người
Năm là: Đạo đức HCM là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công – vô tư, đời sống trong sáng, nếp sống giản dị, và đức khiêm tốn.

III/ Nội dung học tập và làm theo tấm gương đao đức HCM trong giai đoạn hiện nay:
Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” theo tinh thần
Chỉ thị số 06 ngày 07/11/2006
của Bộ Chính trị.

1. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch CNCN:
- Theo Bác cái gì trái với đạo đức cách mạng đều là CNCN.
- Bác nhấn mạnh CNCN là thứ vi trùng rất độc,…
- Giải pháp nâng cao đạo đức CM, quét sạch CNCN:
+ Tăng cường công tác giáo dục.
+ Thực hành tự phê bình và phê bình.
+ Chế độ sinh hoạt và kỷ luật phải nghiêm minh.
+ Mỗi CBĐV phải đặt lợi ích của CM, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. + Phải đi sâu sát thực tế, gần gũi, tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
2. Thực hiện tốt Di chúc của Bác:
Thực hiện đoàn kết trong Đảng, thực hiện dân chủ, mỗi CBĐV phải thấm nhuần đạo đức CM, phải bồi dưỡng thế hệ CM cho đời sau, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
3. Thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu:
- Theo HCM tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí không bừa bãi; Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tiết kiệm là tích cực.
- Tiết kiệm để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Nội dung cuả tiết kiệm: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiền của.
- Tất cả mọi người phải thực hành tiết kiệm.
- Theo Bác tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội.
- Bệnh quan liêu là xa rời thực tế, xa rời quần chúng, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng. Nó là nguy cơ của đảng cầm quyền, là nguyên nhân của căn bệnh khác.
4- Phải nghiên cứu, vận dụng các nội dung trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” của Bác vào quá trình công tác:
Nội dung cơ bản của“Tác phẩm” tập trung vào 7 vấn đề sau:
1. Sửa đổi lối làm việc của Đảng – Yêu cầu khách quan của sự nghiệp CM.
2. Vai trò của lý luận và tổ chức thực tiễn.
3. Vấn đề bản chất và tư cách của Đảng CM.
4. Vấn đề đạo đức CM
5. Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng
6. Phương thức lãnh đạo của đảng.
7. Phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng.
5- Tham gia xây dựng Đảng: Trong sạch vững mạnh, “ là đạo đức, là văn minh ”.
- Tổ chức đảng: nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu.
- Cá nhân: Hoàn thành nhiệm vụ, lập trường tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức kỷ luật.
6- Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân:
Nội dung tinh thần phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân trong tư tưởng HCM hết sức rộng lớn, sâu sắc mà điểm cốt yếu là: dân là gốc, là chủ của nước, có dân là có tất cả, cán bộ là đầy tớ của dân, phục vụ dân là nhiệm vụ của mọi CBĐV, là gốc của mọi công việc.- Mỗi CBĐV, CCVC phải hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của mình
KẾT LUẬN
Trong quá trình phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta phải cố gắng học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM rất vĩ đại, bao la nhưng cũng rất gần gũi, đời thường, bất kỳ ai cũng có thể học tập và làm theo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong công tác và trong cuộc sống hàng ngày.




Về Đầu Trang Go down
 
CHUYÊN ĐỀ ( Lớp Bồi dưỡng kết nạp Đảng ): HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN KẾ TOÁN  :: TÀI LIỆU - GIÁO TRÌNH :: NHỮNG MÔN ĐẠI CƯƠNG ĐẠI CƯƠNG-
Chuyển đến